Sự nghiệp Romain Gary

Sau khi Đức Quốc xã chiếm đóng nước Pháp trong Thế chiến II, ông bèn trốn sang Anh đi theo Charles de Gaulle gia nhập lực lượng kháng chiếnchâu ÂuBắc Phi. Là một phi công lái máy bay ném bom, ông đã thực hiện trên 25 phi vụ thành công, với hơn 65 giờ bay.[7] Chính vào lúc này, ông đã đổi sang tên Romain Gary. Để thưởng công vì lòng dũng cảm trong chiến tranh, ông được trao tặng Huân chương Giải Phóng (Compagnon de la Libération) và Bắc Đẩu Bội tinh (Légion d'honneur). Năm 1945, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên Education européenne. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ông vào làm việc trong ngành ngoại giao Pháp ở BulgariaThụy Sĩ.[8] Năm 1952 ông trở thành thư ký của Phái đoàn Pháp tại Liên Hiệp Quốc.[8] Năm 1956, ông trở thành Tổng Lãnh sự tại Los Angeles và bắt đầu làm quen với Hollywood.[8]

Tác phẩm văn học

Gary là một trong những nhà văn viết nhiều và nổi tiếng nhất ở Pháp, tác giả của hơn ba mươi quyển tiểu thuyết, tiểu luận và hồi ký, một số trong đó được ông viết dưới một bút danh. Ông là người duy nhất đoạt giải Goncourt tới hai lần.[9] Đây là giải thưởng dành cho văn học tiếng Pháp được trao một lần duy nhất cho một tác giả. Gary, từng nhận được giải thưởng năm 1956 dành cho Rễ trời (Les racines du ciel), đã xuất bản Cuộc sống ở trước mặt (La vie devant soi) dưới bút danh Émile Ajar vào năm 1975. Hội văn học Goncourt đã trao giải thưởng cho tác giả của cuốn tiểu thuyết này mà không biết được danh tính của người đó. Cháu họ của Gary là Paul Pavlowitch được cho là tác giả trong một khoảng thời gian. Gary về sau đã tiết lộ sự thật trong tác phẩm được xuất bản sau khi tác giả qua đời với nhan đề Vie et mort d'Émile Ajar.[10] Gary còn được xuất bản dưới bút danh Shatan Bogat, Rene Deville và Fosco Sinibaldi, cũng như cái tên khai sinh của ông là Roman Kacew.[11][12] Bên cạnh sự thành công với tư cách là một tiểu thuyết gia, ông còn phụ trách viết kịch bản cho phim điện ảnh The Longest Day và đồng biên kịch và đạo diễn bộ phim Kill! (1971),[13] mà vợ của ông đóng vai chính vào lúc đó là Jean Seberg. Năm 1979, ông là thành viên của ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 29.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Romain Gary //nla.gov.au/anbd.aut-an35114504 http://agora.qc.ca/thematiques/mort/dossiers/gary_... http://www.baltelatino.com/ROMAIN_GARY_et_la_LITUA... http://www.forward.com/articles/134609/ http://www.imdb.com/name/nm0308900/ http://theharvardadvocate.com/content/122/ http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.berlinale.de/en/archiv/jahresarchive/19... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11904228r